1-Phở khô Gia Lai
Phở khô Gia Lai còn gọi là “Phở hai tô” bởi nó bao gồm một tô phở khô và một tô nước dùng đi kèm. Sợi phở khô khá đặc biệt, dù được làm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường mà có dáng tròn, mảnh và hơi dai.
Nước súp được chế biến gồm nhiều nguyên liệu thịt bò, gà, xương bò, nấm hương và các loại phụ gia kèm hầm nên mà tạo thành.Khi ăn, cho kèm ít tương ớt, tương đen, tóp mỡ, giá, xà lách, rau quế …trộn đều các thành phần lên rồi từ từ thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo của món ăn này.
style=”text-align: justify;”>.
2-Bún cua đồng
Món ăn này có nguồn gốc từ những người Bình Định di dân đến Gia Lai, là sự pha trộn giữa mắm cua, thịt ba chỉ, măng, chả, nem chua, da heo chiên giòn, bánh phồng tôm, rau sống…
Với mùi hơi khó ngửi đặc trưng, dần dà người ta gọi là bún cua thối để phân biệt với các món bún riêu khác.
3- Bún mắm nêm
Đây là một món dân dã nhưng rất đỗi thơm ngon. Sự hòa quyện của các loại gia vị sẽ làm nên một hương vị đặc trưng của món ăn. Loại gia vị an kèm với bún mang theo tên của bún đó chính là mắm nêm.
Một loại mắm đặc biệt được làm gia từ những con cá cơm tươi ngon. Khi ăn cùng bún, mắm nên sẽ được cho thêm chanh tỏi ớt, để giảm bớt đi độ mặm của mắn và dậy lên mùi thơm cho món bún mắn nêm, kèm cùng chả, giò, thịt ba chỉ, trứng cuộn, hành phi… và một số loại rau ăn kèm như giá, xà lách, dưa leo.
Bạn sẽ cảm nhận được mùi ngậy ngậy béo của thịt, hương thơm nồng của cá, mùi thanh thanh của các vị rau.
Các món ăn đặc sản ở Gia Laai không thể không kể đến món này:
4- Gà nướng-Cơm Lam
Một trong những món đặc sản Gia Lai gây thích thú với khách du lịch nhất đó chính là món Gà nướng ăn kèm với cơm lam. Gia vị ướp gà là bí quyết để món gà nướng của Gia Lai trở nên quyến rũ.
Chỉ cần ngửi mùi khói nướng, người sành ăn đã có thể cảm nhận được hương mật ong, hương tỏi, sả, ngũ vị hương hòa quyện.
các món ăn nỗi tiếng ở gia lai còn có:
5-Bò một nắng- Muối kiến vàng Krông-Pa
Một trong những món đặc sản của núi rừng Tây Nguyên đó là món bò một ngắng ăn kèm với mu
Để món này được thơm ngon đúng điệu, trước hết phải chọn loại bò cỏ tơ, được chăn thả tự nhiên trên các triền núi, chỉ chọn phần thịt đùi và thịt thăn để chế biến.
Thịt được thái thành những lát vừa phải, ướp thấm tháp với nhiều gia vị như muối, sả, đường, bột ngọt, hạt nêm, ớt khô rồi phơi qua một nắng. Bò một nắng ăn kèm với muối kiến vàng tạo thành vị cay chua rất độc đáo.
6-Heo sọc dưa lên mẹt
Heo sọc dưa có nguồn gốc và hương vị như heo rừng được người dân bản địa thuần hóa nuôi thả vườn trong gia đình.
Tuy nuôi trong vườn nhà nhưng với lối sống của đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai vẫn còn dựa vào thiên nhiên nên loài heo sọc dưa này vẫn được nuôi thả rông như heo rừng và thịt săn, thơm đậm, ngọt như heo rừng vậy.
Heo được chế biến đử các kiểu nướng, hấp giả cầy, xào măng, dồi, lòng hấp. Các món ăn được xếp trên chiếc mẹt tre lót lá chuối, mỗi món một góc riêng, ăn kèm với rau sống, đồ chua ăn kèm, mắm tôm thì cực kỳ hấp dẫn và ngon miệng.
7-Chả cá Thác Lác Ayun Hạ
Những con cá thác lác được đánh bắt trong lòng hồ Ayun Hạ khi đem về còn tươi được người dân khéo léo dùng một chiếc thìa nạo lấy phần thịt, sau đó ướp với các loại gia vị rồi đem giã nhuyễn trong những chiếc cối đá.
Chả ấy đem trộn thêm chút lá thì là băm nhỏ, nặn thành từng viên tròn rồi chiên trong chảo ngập dầu sẽ dậy lên một mùi thơm đặc trưng, đánh thức vị giác của thực khách. Chả cá thác lác của vùng hồ Ayun Hạ có vị ngọt thanh, giòn và dai.
Chính điều ấy khiến loại đặc sản này ngày càng được nhiều người biết đến.
các món ăn đặc sản ở gia lai
8- Cá sông Sê San
Một trong những món đặc sản Gia Lai gây thích thú với khách du lịch nhất đó chính là các món cá của sông Sê San. Cá sông Sê San được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây với cách chế biến đa dạng và giàu chất dinh dưỡng.
Một số món đặc trưng của các nhà hàng tại Gia Lai như: Cá nấu măng, cá hấp gừng, cá hấp hoa chuối, cá um chuối xanh, cá chiên gừng, cá nướng, gỏi cá, lòng cá xào cà đắng….
9-Gỏi lá
Gỏi lá có rất nhiều loại lá khác nhau, trong đó có những loại lá quen thuộc như: Cải, tía tô, sung, đinh lăng, mơ, hành, húng…
Gỏi lá không thể chỉ có lá mà còn có nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn. Sau đó người làm nước chấm phi hành thơm cùng mẻ, sa tế, gia vị rồi cho vào hầm tạo nên thứ nước chấm sền sệt, ngon ngất ngây.
Cùng với đó, đĩa thức ăn đi kèm quen thuộc đó là thịt ba chỉ luộc thái mỏng, có thêm tôm Biển Hồ, bì lợn luộc và được trang trí nằm gọn giữa một mâm xanh màu lá, liền kề đĩa muối hột, ớt xanh…
10-Rượu Cần
Một món đặc sản không thể không nhắc tới ở vùng núi rừng Tây Nguyên đó chính là rượu cần. Rượu cần được ủ, nấu bằng thứ gạo nếp trên nương to, tròn, mọng hạt và rất thơm. Rượu có mùi thơm, mới ngửi qua đã thấy say, rượu cần được để trong các vò sành, sứ.
Khi uống không rót ra chén như các loại rượu khác mà uống bằng ống mây. Một vò rượu được bê ra sẽ có rất nhiều cần để trong đó, nhiều người sẽ uống chung một vò. Đây là loại rượu không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở đây.
Các món ăn nỗi tiếng ở gia lai
Chúc các bạn có chuyến du lịch vui vẻ cùng những ẩm thực không thể thiếu ở tây nguyên.