Bài tập lũy thừa lớp 12
BÀI 1. LŨY THỪA
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
– Khái niệm luỹ thừa, luỹ thừa với số mũ nguyên, phương trình , căn bậc .
– Định nghĩa lũy thừa với số mũ hữu tỷ.
– Định nghĩa lũy thừa với số mũ vô tỷ, tính chất lũy thừa với số mũ thực.
Kĩ năng:
– Biết cách áp dụng khái niệm luỹ thừa vào giải một số bài toán đơn giản, liên quan đến tính toán thu gọn biểu thức, chứng minh đẳng thức luỹ thừa .
– Biết cách áp dụng định luỹ thừa với số mũ hữu tỷ để đưa một biểu thức về dạng lũy thừa với số mũ hữu tỷ, từ đó có thể áp dụng giải quyết bài toán trắc nghiệm.
– Biết áp dụng tính chất của lũy thừa với số mũ thực để rút gọn bài toán.
– Biết so sánh hai lũy thừa, phân biệt trong các trường hợp cơ số lớn hơn 1 và nhỏ nơn 1.
Năng lực:
Thông qua các kiến thức và chuỗi hoạt động trong bài học, hướng học sinh rèn luyện:
– Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và khắc phục sai sót.
– Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp cận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống đặt ra trong học tập.
– Năng lực hợp tác( Làm việc nhóm): Làm chủ các cảm xúc bản thân trong quá trình học tập và trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lí nhóm của mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ vủa mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực thuyết trình.
Phẩm chất:
Thông qua các kiến thức và chuỗi hoạt động trong bài học, hướng học sinh rèn luyện
– Phẩm chất chăm chỉ
– Phẩm chất trung thực
– Phẩm chất trách nhiệm
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, bảng phụ, …
- Học sinh:
– Đọc trước bài
– Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng …