Giáo án toán 10 HKII theo công văn 5512
BÀI 2: BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – ĐS: 10. Thời gian thực hiện: ….. tiết
Kiến thức
– Biết được khái niệm bất phương trình, nghiệm của bất phương trình. Biết khái niệm hai bất phương trình tương đương, các phép biến đổi tương đương bất phương trình. Nêu được điều kiện xác định của bất phương trình.. Nhận biết được hai bất phương trình có tương đương với nhau không trong trường hợp đơn giản. Vận dụng được phép đổi tương đương để đưa một bất phương trình đã cho về dạng đơn giản hơn.
Năng lực
– Năng lực tự học:Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điềuchỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.– Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Phẩm chất
– Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Kiến thức về bất đẳng thức, bất phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8. Máy chiếu. Bảng phụ. Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Ôn tập bất phương trình bậc nhất một ẩn đã học lớp 8, gợi mở định hướng để học sinh tìm hiểu về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan bài học đã biết
H1- Nhắc lại bất phương trình bậc nhất 1 ẩn đã học ở lớp 8.H2- Thế nào là tập nghiệm của bất phương trình?H3- Thế nào là bất phương trình tương đương?H4- Giải bất phương trình 2x + 3 < 9 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
L1- Bất phương trình bậc nhất một ẩn ví dụ: 2x + 3 < 9.L2- Tập hợp tất cả các nghiệm của bất phương trình gọi là tập nghiệm của bất phương trình.L3- Hai bất phương trình có cùng tập nghiệm gọi là hai bất phương trình tương đương.
Vấn đề 1. Lan có 20 quyển vở , tổng số vở của Lan và Hà không vượt quá 55 . Hỏi Hà có nhiều nhất bao nhiêu quyển vở?
Vấn đề 2. Quảng đường AB dài 141 km .Lúc 6 giờ sáng một mô tô khởi hành từ A đến B , trong giờ thứ nhất mô tô đi với vận tốc 29 km /h .Hỏi trong quãng đường còn lại mô tô phải đi với vận tốc là bao nhiêu để đến B trước 10h30.
Giải quyết vấn đề ở phần vận dụng.
Hướng dẫn:Vấn đề 1. Gọi là số quyển vở của Hà (x ) Ta có : 0 Vậy Hà có nhiều nhất là 35 quyển vở.
Vấn đề 2. Sau khi đi được 1 giờ quãng đường còn lại là 112 km , thời gian tính bắt đầu từ lúc 7 giờ.
Gọi là vận tốc của mô tô đi trong quãng đường còn lại .Thời gian từ 7 giờ đến 10h30 là 3,5 giờ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
KHÁI NIỆM VỀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
HĐ1. Bất phương trình một ẩn
a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm bất phương trình một ẩn và lấy được ví dụ về bất phương trình một ẩn.
b) Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK và lấy ví dụ về bất phương trình một ẩn.
H1: Phát biểu khái niệm bất phương trình một ẩn. H2: Ví dụ 1: Lấy một ví dụ về bất phương trình một ẩn và xác định vế trái, vế phải và một nghiệm của bất phương trình đó. H3: Ví dụ 2: (HĐ 2 – SGK T81) Cho bất phương trình .