Bài tập xác suất của biến cố lớp 11
Chúng tôi giới thiệu lý thuyết, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải xác suất thống kê, có file word cho quý thầy cô. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh nâng cao năng lực giải toán về xác suất. Trước hết chúng ta nắm các khái niệm sau
Không gian mẫu
Là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử
Biến cố là gì?
Biến cố A là tập hợp các kết quả của phép thử làm xảy ra A. Ví dụ: Phép thử tung ngẫu nhiên một con súc sắc. Gọi A là biến cố ” mặt chẵn chấm xuất hiện”. Sy ra A={2;4;6}
Biến cố đối:
Biến cố đỗi của biến cố A là là biến cố mà A xảy ra thì
không xảy ra.
Biến cố hợp
Hợp của hai biến cố A và B là biến cố A xảy ra hoặc B xảy ra
Biến cố giao:
Giao của hai biến cố A và B là biến cố A xảy ra và B cũng xảy ra
Biến cố xung khắc:
Hai biến cố A và B gọi là xung khắc nếu A xảy ra thì B không xảy ra. Tức A giao B bằng rỗng
Biến cố độc lập?
Hai biến cố gọi là độc lập với nhau nếu việc xảy ra hoặc không xảy ra của biến cố này không ảnh hưởng đến biến cố còn lại.
Định nghĩa cổ điển của xác suất:
Xác suất của biến cố A, kí hiệu P(A)=Số khả năm thuận lợi cho biến cố/ số phần tử không gian mẫu
Ví dụ : Gieo một con súc sắc cân đối đồng chất. Gọi A là biến cố : “Con súc sắc xuất hiện mặt lẻ chấm” . Ta có P(A)=3/6=1/2
Ví dụ 2:Có 4 đôi giày cùng cỡ, chọn ngẫu nhiên hai chiếc. Tính xác suất để chọn được một đôi. Giải: Số phần tử không gian mẫu là C28 =28(phần tử). Gọi A là biến cố ” chọn được một đôi” , ta có n(A)=4. Vậy xác cần tìm là p(A)=4/28=1/7.
Bài tập xác suất của biến cố- xem chi tiết nội dung
các bài toán xác suất.doc