Bài tập tiếng việt lớp 5-Bộ tài liệu Tiếng việt 5 đầy đủ file word
Chúng tôi giới thiệu bộ tài liệu Tiếng Việt lớp 5. Là bộ tài liệu hay và chất lượng. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Tiếng việt lớp 5. Nhằm phục vụ nhu cầu tài liệu file word cho giáo viên giảng dạy, dạy thêm chương trìnhTiếng Việt lớp 5
Nguồn tài liệu uy tín.
–Được biên soạn từ các thầy cô giáo nổi tiếng có kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm
– Tất cả các đề thi đều 100% file word – lời giải chi tiết.
– Tài liệu 100% file word chuẩn giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chỉnh sửa, in ấn như một bản word bình thường
100% có lời giải chi tiết, tiết kiệm thời gian soạn thảo và làm việc mà hiệu quả giảng dạy hơn
Một số đề tiếng việt 5
BÀI TẬP CUỐI TUẦN 1
Bài 1. Tìm mỗi loại 5 từ có phụ âm:
- ng: M: ngơ ngác; …………………………………………………………………
- ngh: ……………………………………………………………………………….
- k: ………………………………………………………………………………….
- c: ………………………………………………………………………………….
Bài 2. Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ sau theo mẫu:
M: đẹp – xinh;
lêu đêu – …………….; hiền từ – …………….; nhanh nhảu – ……………..
Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm:
(bé bỏng, bé con, nhỏ con, nhỏ nhắn)
- Còn ……………….. gì nữa mà nũng nịu.
- ………………….. lại đây chú bảo.
- Thân hình ………………………….
- Người ……………… nhưng rất khoẻ.
Bài 4. Điền tiếp 5 từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ sau và chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm:
- cắt; thái; ……………………………………………………………………………
- to; lớn; ……………………………………………………………………………
- chăm chỉ; chăm; ………………………………………………………………….
Nghĩa chung của nhóm a) …………………………………………………………………
Nghĩa chung của nhóm b) …………………………………………………………………
Nghĩa chung của nhóm c) …………………………………………………………………
Bài 5. Chỉ ra cái đúng, cái hay của sự so sánh trong mỗi câu thơ sau:
- Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
(Hổ Chí Minh)
- Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng thêm lòng vàng.
(Võ Thanh An)
BÀI TẬP CUỐI TUẦN 2
- Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
(quốc dân; quốc hiệu; quốc âm; quốc lộ; quốc sách).
- ……………………….số 1 chạy từ Bắc vào Nam.
- Hỡi ……………………………đồng bào.
- Tiết kiệm là ……………………. hàng đầu.
- Thơ …………………………của Nguyễn Trãi.
- …………………………..nước ta thời Đinh là Đại Cồ Việt.
- Trong mỗi nhóm từ dưới đây hãy gạch chân từ nào không cùng nghĩa với các từ trong nhóm:
- a) Tổ quốc; tổ tiên; đất nước; giang sơn; sông núi; nước nhà; non sông; non nước; nước non.
- b) Quê hương; quê quán; quê cha đất tổ; quê hương bản quán; quê mùa; quê hương xứ sở; nơi chôn rau cắt rốn.
- Đặt câu với thành ngữ: Quê hương bản quán.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ sau và nêu rõ tác dụng của nó đối với người đọc:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nguyễn Đình Thi
BÀI TẬP CUỐI TUẦN 3
- Tìm và gạch chân từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho từng nhóm từ đó:
Nhóm từ | Tên của nhóm từ |
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
| a) ………………….. ……………………. |
b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thợ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề,thợ nguội.
| b) …………………. …………………….. |
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kỹ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
| c) …………………. ……………………. |
- Cho đoạn thơ sau: Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùmViệt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thươngg
(Tố Hữu)
- a) Gạch chân các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?
- b) Viết đọan văn nêu ra tác dụng của cách sử dụng từ đồng nghĩa này?
3.Chọn từ đồng nghĩa thích hợp trong các từ đồng nghĩa sau: (tróc, săn lùng, tìm, khám phá) và điền vào chô chấm trong đoạn văn sau:
Sau khi ……………….. khắp gian ngoài buồng trong không thấy một ai, họ xuống bếp chọc tay vào cót gio, bồ trấu. Rồi họ ……………….. ra mé sau nhà . Cũng vô hiệu. Nhưng bỗng có tiếng trẻ em khóc thét lên thì hai anh tuần mới ………………….. ra chỗ người chốn. Cuộc …………………. dù riết đến đâu cũng không sao ……………………đủ một trăm người.
Nguyễn Công Hoan.
- Cho khổ thơ sau:
Những trưa hè đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim
Nguyễn Công Dương
Dựa vào ý khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn tả cảnh làng quê vào một buổi trưa hè lặng gió.
BÀI TẬP CUỐI TUẦN 4
- Gạch chân các từ trái nghĩa ở mỗi câu thơ, câu thành ngữ, câu tục ngữ sau:
a) Sao đang vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
(Trần Tế Xương)
b) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.
(Tố Hữu) - c) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
d) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
đ) Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.
e) Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng
(Hồ Chí Minh)
Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để có câu thành ngữ, tục ngữ hoàn chỉnh rồi đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ đó:
Thành ngữ, tục ngữ | Đặt câu |
Lá …………đùm lá ………… | ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… |
Việc nhà thì……………….., việc chú bác thì……………. | ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… |
Sáng………………….. chiều …………….. | ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… |
Nói ………… quên ………… | ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… |
Trước………….sau…………… | ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… |
- Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
quả già ……………
người chạy ……………
muối nhạt ……………
người già ……………
ô tô chạy ……………
đường nhạt ……………
cân già ……………
đồng hồ chạy ……………
màu áo nhạt ……………4. Trong bài “Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn viết:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay
Hãy ghi lại một vài dòng suy nghĩ của em về hình ảnh “Hạt gạo” được nói đến trong khổ thơ trên?
BÀI TẬP CUỐI TUẦN 5
- Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: ( hòa dịu, hòa âm, hòa đồng, hòa hảo, hòa mạng, hòa nhã, hòa quyện ).
– Giữ tình ……………………với các nước láng giềng.
– ……………………điện thoại quốc gia.
– Bản nhạc có những…………………..phức tạp.
– Từ đối kháng, đối đầu, chuyển sang quan hệ ……………………, hợp tác.
– Sống …………………… với bạn bè.
– Sự ……………………. giữa lời ca và giai điệu múa.
– Nói năng……………………… .
- Đặt câu với từ “bàn” trong các trường hợp sau:
- a) Lần tính được thua trong một số môn thể thao.
……………………………………………………………………………………………………………………………
- b) Trao đổi ý kiến.
……………………………………………………………………………………………………………………………
- c) Đồ dùng có mặt phẳng, có chân để làmviệc.
…………………………………………………………………………………………………………………………..
- Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
- a) – đậu tương:………………………………………………………………………………………………………
– đất lành chim đậu: …………………………………………………………………………………………..
– thi đậu:………………………………………………………………………………………………………….
- b) – bò kéo xe:……………………………………………………………………………………………..
– hai bò gạo: ……………………………………………………………………………………………………..
– cua bò lổm ngổm: …………………………………………………………………………………….
- c) – cái kim sợi chỉ: ……………………………………………………………………………………
– chiếu chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….
– chỉ đường:………………………………………………………………………………………..
– một chỉ vàng: ……………………………………………………………………………………..
- Trong: “Thư gửi các học sinh”nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (1945), Bác Hồ viết:
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào?
BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐẦY ĐỦ CÁC DẠNG