Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày những điều cơ bản tại Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong Quy định số 08-QĐ/TW, ngày 25/10/2018 của Chấp hành Trung ương).
Câu 2: Hãy nêu những hành động thiết thực của mình để thể hiện trách nhiệm nêu gương của bản thân người giáo viên trong môi trường sư phạm?
Bài làm
Câu 1: Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên số 08-QĐ/TW, ngày 25/10/2018 của Chấp hành Trung ương:
Điều 1. Cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương.
Điều 2. Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, nắm vững hệ thống các nguyên tắc cơ bản và kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, chính kiến rõ ràng trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.
2. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia – dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Không làm bất
cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
3. Thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, hiệu quả; thực sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể. Chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
4. Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khi được phân công. Tâm huyết, tận tuỵ với công việc. Tích cực giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; chủ động, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ trong địa phương, lĩnh vực mình phụ trách.
5. Tích cực thực hiện quy định về phân cấp, phân quyền và kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Chủ động thực hiện chủ trương thí điểm của Trung ương; khuyến khích mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tìm tòi, đổi mới, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
6. Giữ vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận. Chủ động, tích cực phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài, khát khao cống hiến. Bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.
7. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.
8. Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm. Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 3. Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống:
1. Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị. Lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
2. Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Định kiến với người góp ý, phê bình. Trực tiếp, mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
3. Chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hoặc gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
4. Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân.
5. Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước.
6. Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc. Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc. Sống, sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí.
7. Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định.
8. Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Câu 2: Hãy nêu những hành động thiết thực của mình để thể hiện trách nhiệm nêu gương của bản thân người giáo viên trong môi trường sư phạm?
Nói đến trách nhiệm nêu gương là nói đến một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình dạy học của ngành giáo dục. Trước đây, khi chưa có Quy định nêu gương của Trung Ương Đảng thì trong ngành giáo dục cũng đã có quy định này và đó được đưa vào một phương pháp dạy học chủ chốt trong các phương pháp dạy học của người giáo viên. Đó là phương pháp “Nêu gương”.
Vậy trước hết chúng ta cần hiểu nêu gương là gì?
Nêu gương là lấy hành động, việc làm tốt của bản thân làm gương trước mọi người để mọi người cùng học tập làm theo. Để nêu gương trước hết bản thân phải có đạo đức trong sáng, lành mạnh, nhân cách tốt và hành động đúng đắn. Học đi đôi với hành, mọi lời nói và hành động phải chuẩn mực và hiệu quả để mọi người nhìn vào đó như là hình mẫu và cùng nhau học tập.
“Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước”, cách nói giản dị đó là của Bác Hồ về trách nhiệm và bổn phận nêu gương của cán bộ, đảng viên, về công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ những người tiêu biểu nhất, tiên tiến nhất, xứng tầm lãnh đạo cách mạng. Để thực sự nêu gương, người cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trách nhiệm, tác phong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với quần chúng nhân dân…
Càng giữ chức vụ cao, yêu cầu, đòi hỏi càng lớn. Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên phải nói đúng, làm đúng, đạo đức lối sống phải trong sáng, lành mạnh, tác phong công tác phải mẫu mực, quần chúng mới tin tưởng, yêu mến và noi theo. Làm sao có thể nêu gương khi bản thân cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc, quy định, điều lệ Đảng, vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao để trục lợi, lo vun vén cá nhân, ưu ái cho người thân, gia đình trong quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ…
Làm sao nhân dân có thể yêu mến, tin cậy những ông quan “nói một đằng, làm một nẻo,” kêu gọi người khác sống lành mạnh, tiết kiệm, trong khi bản thân sống xa hoa, lãng phí bằng tài sản, công quỹ nhà nước, bằng tiền thuế của dân, cờ bạc, tiệc tùng vô độ…
Những ung nhọt đó nếu không sớm cắt bỏ sẽ “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”, như nghị quyết trung ương 4 Khóa XII nhận định.
Đặc biệt trong môi trường sư phạm, vai trò nêu gương càng phải được thực hiện và phát huy hằng ngày cho học sinh. Trước hết là người giáo viên, tôi luôn phấn đấu một người thầy mẫu mực về nhân cách, trong sáng về đạo đức để các em noi theo, Mọi việc làm và hành động của mình luôn ở mức chuẩn mực, có thể mình chưa giỏi toàn diện trong chuyên môn nhưng bản thân luôn cầu tiến, không ngừng học tập để nâng cao trình độ đồng thời cũng là làm gương chăm chỉ cho học sinh có động lực vươn lên.
Ngoài ra trong giảng dạy, tôi luôn chọn những em học sinh có gương tốt để nêu trong mỗi tiết dạy nhằm khơi dậy tính học tập lẫn nhau, noi gương lẫn nhau cho các em cùng tiễn bộ. Với phương châm “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” để làm nền tảng cho học sinh noi theo.