• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
    • TIỂU HỌC
    • THCS
      • LỚP 6
      • LỚP 7
      • LỚP 8
      • LỚP 9
    • THPT
      • LỚP 10
      • LỚP 11
      • LỚP 12
    • LUYỆN THI ĐẠI HỌC
  • TIN GIÁO DỤC
  • KỸ NĂNG
  • KHO TƯ LIỆU
    • VĂN BẢN MỚI
    • VIDEO HỌC TẬP
    • GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
    • PHẦN MỀM TIN HỌC
    • TÀI LIỆU HỌC TẬP
No Result
View All Result
TỰ HỌC TOÁN
No Result
View All Result
Home KIẾN THỨC PHỔ THÔNG

Tìm hiểu bài 4 Mái ấm gia đình-Tiếng Việt 3-Cánh diều

by Thảo Vy
02/10/2022
in KIẾN THỨC PHỔ THÔNG, TIỂU HỌC
0
0
SHARES
108
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

bài 4 Mái ấm gia đình-Tiếng Việt 3-Cánh diều

Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Câu 1 trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 kết nối tri thức có bảng đặc tả kỹ thuật

Đề thi giữa kì 1 vật lí lớp 9 năm học 2023-2024

Tìm từ còn thiếu trong các câu ca dao tục ngữ dưới đây và hoàn thành ô chữ.

Dòng 1: Chị ngã em…

Dòng 2: Công cha như…ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Dòng 3: Anh em như thể chân…

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Dòng 4: Khôn ngoan đối…người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Dòng 5: Đố ai được được… sao

Đố ai đếm được công lao mẹ thầy

Dòng 6: Con…có tổ, có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Dòng 7: Em thuận anh hòa là…có phúc.

Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Câu 2 trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: 

Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh đậm

Trả lời:

GIA ĐÌNH

Bài đọc 1: Ngưỡng cửa

Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Nơi ấy ai cũng quen

Ngay từ thời tấm bé

Khi tay bà, tay mẹ

Còn dắt vòng đi men.

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội

Nơi bạn bè chạy tới

Thường lúc nào cùng vui

Nơi ấy đã đưa tôi

Buổi đầu tiên đến lớp

Nay con đường xa tắp

Vẫn đang chờ tôi đi

Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một vầng trên sân.

Vũ Quân Phương

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện sự trân trọng với kỉ niệm tuổi thơ ấu.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: 

Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?

Trả lời:

Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm ngày bé tập đi của em.

Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: 

Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?

Trả lời:

Hình ảnh nói lên sự vất vả của bố mẹ: 

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội

….

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Câu 3 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: 

Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa?     

Trả lời:

Chi tiết:

Nơi bạn bè chạy tới

Thường lúc nào cùng vui

Câu 4 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: 

Em hiểu “con đường xa tắp” ở khổ thơ 3 là gì? Chọn ý đúng:

a) Đường đến trường học

b) Đường đến nhà bạn bè

c) Đường đến tương lai

Trả lời:

Chọn ý c) Đường đến tương lai.

Luyện tập

Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ: soi, xa tắp, thời tấm bé

Trả lời:

Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ: soi – nhìn, xa tắp – xa xăm, thời tấm bé – tuổi thơ.

Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được 

Trả lời:

Em nhìn các bạn chơi đùa

Con đường xa xăm không thấy điểm dừng

Tuổi thơ em thích nhảy dây

Tự đọc sách báo trang 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà :

– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về gia đình.

– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình

Trả lời:

Con nuôi

Cô giáo cho cả lớp xem bức ảnh chụp một gia đình. Có một cậu bé màu da khác với mọi người. Một bạn nam đứng dậy:

– Thưa cô, cậu ấy là con nuôi phải không ạ?

Cô khẽ mỉm cười:

– Tại sao con biết?

Bạn nam lắc đầu, tiu nghỉu ngồi xuống. Một cô bé bẽn lẽn thưa:

– Thưa cô, con biết rất nhiều về con nuôi ạ!”.

Có tiếng vặn hỏi ở dưới lớp:

– Thế con nuôi là gì?

Cô bé đứng thẳng dậy, ưỡn ngực, vẻ mặt tươi tỉnh, hai bím tóc lúc lắc, lúc lắc, dõng dạc nói:

– Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ chứ không phải từ trong bụng!

Bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình

Mình sinh ra trong gia đình có 4 người gồm: bố, mẹ, mình và cô em gái nữa. Bố mình tên là Quang Hải, bố năm nay đã 38 tuổi rồi. Bố mình làm nghề lái taxi nên bố mình bận suốt ngày, bố đi từ sáng sớm đến tối khuya mới về. Mẹ mình tên là Thủy Tiên, mẹ năm nay đã 33 tuổi. Mẹ mình làm văn phòng ở một công ty cạnh nhà nên mẹ mình có nhiều thời gian chăm sóc và đưa đón chúng mình đi học hơn. Em gái mình tên là Ngọc, năm nay em lên 4 tuổi. Em mình học trường mầm non Sen Hồng, Hà Đông. Em mình rất ngoan và rất nghe lời bố mẹ và mình. Cuối cùng là mình, năm nay 8 tuổi. Mình là con trai lớn nên bố mẹ mình đã dạy mình biết làm một số việc nhà để giúp đỡ bố mẹ. Gia đình mình lúc nào cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Mình rất yêu gia đình của mình.

Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách :

– – Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).  

– Cảm nghĩ của em.

Trả lời:

– Tên bài đọc “Con nuôi”. Đề cao sự nuôi dưỡng của gia đình với trẻ em.

– Em thấy yêu gia đình hơn và trân trọng tình cảm gia đình.

Viết trang 47 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Ôn chữ viết hoa: E, Ê

Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết tên riêng: Ê-đê

Trả lời: 

– Học sinh luyện viết tên riêng: Ê-đê

– Chú ý viết hoa các chữ cái Ê

Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết câu: Em thuận anh hòa là nhà có phúc

Trả lời: 

– Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu: Em

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.

Nhận và gọi điện thoại trang 48, 49 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Câu 1 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi:

Điện thoại

Nhận và gọi điện thoại trang 48, 49 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:

– Cháu là Tuấn đây ạ.

Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:

– Chào cháu! Ông đây!

– Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?

– Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.

– Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháu sẽ nhắc ngay. 

Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:

– Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.

– Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!

– Cháu cảm ơn ông.

– Ông chào cháu!

– Cháu chào ông ạ!

Lê Minh

a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên ? Chọn ý đúng 

Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.

Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì

Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:

Nói năng lễ phép

Nói năng ngắn gọn

Nói thật to

Trả lời:

a) Chọn: Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Chọn: Nói năng lễ phép.

Câu 2 trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.

a) Phân vai: người gọi điện, người nhận cuộc gọi.

b) Các vai thực hiện việc phù hợp:

– Nhấn số để gọi

– Nói lời hỏi thăm hoặc chúc mừng

– Nói lời đáp

c) Đổi vai sau mỗi cuộc điện thoại.

Trả lời:

Hai nhân vật:

– Minh: Người gọi điện

– Hoa: Người nhận điện

Hoa: Mình là Hoa đây ạ

Minh: Chào Hoa, tớ Minh đây!

Hoa: Chào Minh nhé! Có chuyện gì vậy bạn?

Minh: Mình gọi để hỏi xem bạn có cầm quyển sách Toán của mình không?

Hoa: À, sáng mình quên chưa trả Minh rồi. Mai gặp nhau ở lớp mình đưa cho Minh nhé

Minh: Được nhé, tạm biệt Hoa

Hoa: Cảm ơn! Tạm biệt Minh.

Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50, 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Bài đọc 2: Cha sẽ luôn ở bên con

Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng 4 phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”

Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi:

– Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!

Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: ‘Bác có giúp tôi không?” rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông.

Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ con sống.

Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha:

– Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!

Theo báo Tuổi trẻ (Thanh Giang dịch)

Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50, 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Nội dung chính: Tình yêu thương vĩ đại của cha với con và niềm tin của con với cha.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?

Trả lời:

Trường của cậu bé chỉ còn là một đống gạch vụn.

Câu 2 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?

Trả lời:

Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”

Câu 3 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?

Trả lời:

Quyết tâm của cha đã giúp ông tìm thấy con trai.

Câu 4 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chi tiết nào cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?

Trả lời:

Chi tiết cậu ôm chầm lấy cha và nói rằng: – Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!

Luyện tập

Câu 1 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm câu hỏi trong bài và cho biết 

a) Những từ ngữ nào cho biết đó là câu hỏi ?

b) Cuối câu hỏi có dấu câu gì ?

Trả lời:

a) Câu hỏi là “Bác có giúp tôi không?”

b) Cuối câu hỏi có dấu?

Câu 2 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã can ngăn hay đã giúp đỡ ông)

Trả lời:

Tại sao người cha lại không từ bỏ?

Viết trang 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Kể chuyện em và người thân

Câu 1 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Nói theo 1 trong 2 đề sau:

a) Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân)

Viết trang 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

b) Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

Viết trang 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

a) “Các bạn có biết lời hứa nghĩa là thế nào không? Lời hứa không phải là lời nói thông thường hay một lời nói suông mà là một lời nói nghiêm túc và việc giữ lời hứa cũng là một điều rất đáng quý và đáng trân trọng”.

Các bạn đã bao giờ giữ lời hứa chưa? Nếu đã từng làm như vậy thì chắc hẳn đó là việc bạn có thể làm được, trong tầm tay của bạn thì bạn mới dám hứa chứ. Tôi đã từng gặp một câu chuyện liên quan đến lời hứa: “Hồi còn học lớp năm, có một bạn nam mượn một quyển sách của một người bạn và hứa sẽ trả lại vào tuần sau. Cho đến tuần sau, người bạn kia đã yêu cầu trả lại nhưng lời hứa đó đã kéo xuống tuần sau nữa, rồi tuần này sang tuần khác cho đến hết năm học, quyển sách đó vẫn không đến được tay chủ nhân của nó”.

b) Việc giữ lời hứa thật đáng trân trọng và đáng quý, vậy mà có người còn xem nhẹ nó và lời hứa chỉ là lời nói cho qua chuyện. Nếu không biết giữ lời hứa thì bạn sẽ không bao giờ biết trân trọng lời nói của mình. Người khác sẽ nghĩ bạn là một người vô trách nhiệm đối với lời nói của mình, nghĩ rằng bạn không đáng tin cậy và có thể bạn sẽ còn gặp nhiều hậu quả hơn nữa nếu bạn không biết giữ lời hứa. Bởi vậy, bạn hãy trân trọng nó và hãy hứa nếu như đó là việc bạn có thể làm được, bạn sẽ có được những kết quả tốt từ người khác. Vậy nên, việc giữ lời hứa rất đáng quý để tôi và mọi người cùng học tập.

Câu 2 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) hoặc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

Trả lời:

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động, với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.

Nhận và gọi điện thoại trang 48, 49 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Câu 1 trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi:

Điện thoại

Nhận và gọi điện thoại trang 48, 49 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:

– Cháu là Tuấn đây ạ.

Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:

– Chào cháu! Ông đây!

– Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?

– Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.

– Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháu sẽ nhắc ngay. 

Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:

– Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.

– Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!

– Cháu cảm ơn ông.

– Ông chào cháu!

– Cháu chào ông ạ!

Lê Minh

a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên ? Chọn ý đúng 

Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.

Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì

Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:

Nói năng lễ phép

Nói năng ngắn gọn

Nói thật to

Trả lời:

a) Chọn: Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Chọn: Nói năng lễ phép.

Câu 2 trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.

a) Phân vai: người gọi điện, người nhận cuộc gọi.

b) Các vai thực hiện việc phù hợp:

– Nhấn số để gọi

– Nói lời hỏi thăm hoặc chúc mừng

– Nói lời đáp

c) Đổi vai sau mỗi cuộc điện thoại.

Trả lời:

Hai nhân vật:

– Minh: Người gọi điện

– Hoa: Người nhận điện

Hoa: Mình là Hoa đây ạ

Minh: Chào Hoa, tớ Minh đây!

Hoa: Chào Minh nhé! Có chuyện gì vậy bạn?

Minh: Mình gọi để hỏi xem bạn có cầm quyển sách Toán của mình không?

Hoa: À, sáng mình quên chưa trả Minh rồi. Mai gặp nhau ở lớp mình đưa cho Minh nhé

Minh: Được nhé, tạm biệt Hoa

Hoa: Cảm ơn! Tạm biệt Minh.

Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50, 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Bài đọc 2: Cha sẽ luôn ở bên con

Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng 4 phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”

Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi:

– Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!

Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: ‘Bác có giúp tôi không?” rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông.

Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ con sống.

Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha:

– Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!

Theo báo Tuổi trẻ (Thanh Giang dịch)

Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50, 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Nội dung chính: Tình yêu thương vĩ đại của cha với con và niềm tin của con với cha.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?

Trả lời:

Trường của cậu bé chỉ còn là một đống gạch vụn.

Câu 2 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?

Trả lời:

Vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”

Câu 3 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?

Trả lời:

Quyết tâm của cha đã giúp ông tìm thấy con trai.

Câu 4 trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chi tiết nào cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?

Trả lời:

Chi tiết cậu ôm chầm lấy cha và nói rằng: – Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!

Luyện tập

Câu 1 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm câu hỏi trong bài và cho biết 

a) Những từ ngữ nào cho biết đó là câu hỏi ?

b) Cuối câu hỏi có dấu câu gì ?

Trả lời:

a) Câu hỏi là “Bác có giúp tôi không?”

b) Cuối câu hỏi có dấu?

Câu 2 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã can ngăn hay đã giúp đỡ ông)

Trả lời:

Tại sao người cha lại không từ bỏ?

Viết trang 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Kể chuyện em và người thân

Câu 1 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Nói theo 1 trong 2 đề sau:

a) Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân)

Viết trang 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

b) Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

Viết trang 51 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

a) “Các bạn có biết lời hứa nghĩa là thế nào không? Lời hứa không phải là lời nói thông thường hay một lời nói suông mà là một lời nói nghiêm túc và việc giữ lời hứa cũng là một điều rất đáng quý và đáng trân trọng”.

Các bạn đã bao giờ giữ lời hứa chưa? Nếu đã từng làm như vậy thì chắc hẳn đó là việc bạn có thể làm được, trong tầm tay của bạn thì bạn mới dám hứa chứ. Tôi đã từng gặp một câu chuyện liên quan đến lời hứa: “Hồi còn học lớp năm, có một bạn nam mượn một quyển sách của một người bạn và hứa sẽ trả lại vào tuần sau. Cho đến tuần sau, người bạn kia đã yêu cầu trả lại nhưng lời hứa đó đã kéo xuống tuần sau nữa, rồi tuần này sang tuần khác cho đến hết năm học, quyển sách đó vẫn không đến được tay chủ nhân của nó”.

b) Việc giữ lời hứa thật đáng trân trọng và đáng quý, vậy mà có người còn xem nhẹ nó và lời hứa chỉ là lời nói cho qua chuyện. Nếu không biết giữ lời hứa thì bạn sẽ không bao giờ biết trân trọng lời nói của mình. Người khác sẽ nghĩ bạn là một người vô trách nhiệm đối với lời nói của mình, nghĩ rằng bạn không đáng tin cậy và có thể bạn sẽ còn gặp nhiều hậu quả hơn nữa nếu bạn không biết giữ lời hứa. Bởi vậy, bạn hãy trân trọng nó và hãy hứa nếu như đó là việc bạn có thể làm được, bạn sẽ có được những kết quả tốt từ người khác. Vậy nên, việc giữ lời hứa rất đáng quý để tôi và mọi người cùng học tập.

Câu 2 trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) hoặc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

Trả lời:

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động, với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.

Quạt cho bà ngủ trang 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Bài đọc 3: Quạt cho bà ngủ

Ơi chích chòe ơi

Chim đừng hót nữa!

Bà em ốm rồi

Lặng cho bà ngủ

Bàn tay bé nhỏ

Vẫy quạt thật đều

Ngấn nắng thiu thiu

Đậu trên tường trắng

Căn nhà đã vắng

Cốc chén nằm im

Đôi mắt lim dim

Ngủ ngon bà nhé!

Hoa cam hoa khế

Chín lặng trong vườn

Bà mơ tay cháu

Quạt đầy hương thơm.

Thạch Quỳ

Quạt cho bà ngủ trang 52, 53 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Nội dung chính: Khung cảnh trưa hè thật yên tĩnh và tình yêu thương của cháu với bà.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót?

Trả lời:

Vì chích chòe hót làm ồn bà không ngủ được.

Câu 2 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Bạn nhỏ làm gì để chăm sóc bà ? Câu thơ nào cho em biết điều đó? 

Trả lời:

Bạn nhỏ quạt cho bà ngủ. Câu thơ Bàn tay bé nhỏ/ Vẫy quạt thật đều.

Câu 3 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm những từ ngữ tả không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn 

Trả lời: Tìm những từ ngữ tả cảnh yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn  

Hoa cam hoa khế

Chín lặng trong vườn

….

Căn nhà đã vắng

Cốc chén nằm im

Câu 4 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán biết như vậy?

Trả lời:

Bà mơ thấy cháu vì cháu đang bên cạnh bà, quạt cho giấc ngủ của bà.

Luyện tập

Câu 1 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Dựa theo nội dung bài thơ, hãy viết một câu nói về việc bạn nhỏ (hoặc ngấn nắng, cốc chén) đã làm để bà được ngủ ngon

Trả lời:

Bạn nhỏ rất ngoan và thương bà!

Bạn nhỏ thật hiếu thảo!

Câu 2 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Cho biết câu em viết thuộc mẫu câu nào? 

Ai là gì? 

Ai làm gì? 

Ai thế nào? 

Trả lời:

Câu em viết thuộc mẫu câu Ai thế nào?

Viết trang 53, 54 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Chính tả

Câu 1 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Nghe – viết.

Trong đêm bé ngủ

Trong đêm bé ngủ

Cây dâu ngoài bãi

Nảy những búp non

Con gà trong ổ

Đẻ trứng ấp con

Cây chuối cuối vườn

Nhắc hoa mở cánh

Ngôi sao lấp lánh

Sáng hạt sương rơi

Con cá quả mẹ

Ao khuya đớp mồi…

Phạm Hổ

Viết trang 53, 54 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

– Viết đúng chính tả, chú ý từ ngữ dễ sai “búp non, mở cánh, lấp lánh.” 

Câu 2 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 11 chữ trong bảng sau:

Viết trang 53, 54 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

Số thứ tựChữTên chữ
1qquy
2re-rờ
3ss
4ttê
5thtê hát
6trtê e-rờ
7uu
8ưư
9vv
10xx
11yi dài

Câu 3 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a) Chữ r, d hoặc gi

Nắng vàng …át mỏng sân phơi

Vê tròn thành …ọt nắng rơi bồng bềnh

Nắng đùa với cỏ ngây thơ

Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà …u

Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu

Nắng cùng với …ó hát …u quê mình.

Nguyễn Tiến Bình

b) Dấu hỏi hay dấu ngã

Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ,

Đa nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế, sớm khuya vất va

Mắ nhắm rồi, lại mơ ra ngày.

Vũ Quân Phương

Trả lời:

a) Chữ r, d hoặc gi

Nắng vàng dát mỏng sân phơi

Vê tròn thành giọt nắng rơi bồng bềnh

Nắng đùa với cỏ ngây thơ

Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà ru

Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu

Nắng cùng với gió hát ru quê mình.

Nguyễn Tiến Bình

b) Dấu hỏi hay dấu ngã

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế, sớm khuya vất vả

Mắ nhắm rồi, lại mở ra ngày.

Vũ Quân Phương

Em đọc sách báo trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Câu 1 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đọc ở nhà về tình cảm gia đình.

Em đọc sách báo trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Em đọc sách báo trang 54, 55 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng những kỉ niệm về ông vẫn sống mãi trong lòng tôi. Ông nội của tôi có dáng người khá cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến.

Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên vườn nhà lúc nào cũng đầy những cây trái. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Sau khi làm xong những công việc vặt trong nhà, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu.

Còn nhớ lúc nhỏ, tôi thường ngồi trong lòng ông nội, nghe ông kể những câu chuyện về thời xa xưa. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là những chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Những lúc như vậy, tôi thường chăm chú lắng nghe, sau đó còn hỏi ông rất nhiều câu chuyện ngây ngô.

Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Còn ông ngày càng già đi. Ông không còn khỏe mạnh như trước nữa. Nhưng vẫn rất lo lắng cho con cháu của mình. Lo lắng từ cái ăn, cái mặc đến việc học hành của chúng tôi. Cuộc sống hiện đại dường như đã kéo tôi xa rời những câu chuyện ngày bé mà ông vẫn thường kể. Tôi cũng không còn quấn quýt bên ông như hồi nhỏ nữa. Rồi đến khi ông đổ bệnh, tôi mới chợt nhận ra bấy lâu nay mình đã quá vô tâm. Những ngày cuối đời của ông, tôi cố gắng ở bên ông nhiều hơn. Tôi cùng trò chuyện với ông, ăn cơm và chơi cờ cùng ông. Những lúc như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười của ông. Và cho đến bây giờ, tôi vẫn chẳng thể nào quên được ánh mắt ông nhìn tôi lần cuối. Ánh mắt vẫn đầy trìu mến và yêu thương.

Tuy bây giờ, ông đã không còn nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ đến ông với những kỉ niệm thật đẹp. Kỷ niệm nào cũng sâu sắc và đáng trân trọng biết bao nhiêu.

Câu 2 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn)

Gợi ý: – Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?

– Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?

Trả lời:

– Em thích nhất là ông và nhớ ông rất nhiều.

– Câu chuyện nói lên những bài học và tình cảm của ông với cháu.

Ba con búp bê trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Bài đọc 4: Ba con búp bê

Ba con búp bê trang 55, 56 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

          Hồi Mai 5 tuổi, gia đình em rất nghèo. Anh em Mai không có nhiều đồ chơi. Mai thường sang chơi chung búp bê với Na là bạn hàng xóm. Mai luôn ao ước có một con búp bê.

Đêm nô-en năm ấy, bố bảo Mai:

– Đêm nay con hãy xin Ông già Nô-en một món quà con thích. Thế nào điều ước ấy cũng thành sự thật.

Sáng hôm sau, Mai reo lên khi thấy trong chiếc bít tất treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Dốc ngược chiếc bít tất, em thấy không phải một mà là ba con búp bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi. Có một mảnh giấy rơi ra. Bố đọc cho Mai nghe những chữ viết trên đó: “Ông già Nô-en tặng bé Mai”.

Về sau, khi đã lớn, Mai mới biết không có ông già No-en nào cả. Hôm đó, bố đã đẽo gọt khúc gỗ thành búp bê trai, mẹ chắp mảnh vải vụn thành búp bê gái, còn anh trai loay hoay cả tối để làm cô bé búp bê bằng giấy bồi tặng em.

Theo Nguyễn Thị Trà Giang

Nội dunh chính: Câu chuyện thể hiện tình yêu thương, gắn bó của gia đình.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Bé Mai ao ước điều gì ?

Trả lời:

Mai luôn ao ước có một con búp bê.

Câu 2 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Món quà bé Mai nhận được đêm Nô-en là gì?          

Trả lời:

Mai nhận được không phải một mà là ba con búp bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi.

Câu 3 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Món quà giản dị thể hiện tình cảm của bố mẹ và anh trai trai đối với Mai như thế nào?

Trả lời:

Mọi người rất yêu thương Mai.

Câu 4 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Qua câu chuyện, em hiểu vì sao gia đình được gọi là “mái ấm”?

Trả lời:

Vì gia đình luôn yêu thương và che chở, mang lại cho chúng ta những tình cảm chân thành. 

Luyện tập

Câu 1 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm từ dưới đây:

a) Chỉ người thân trong gia đình: bố….

b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ…

c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương….

Trả lời:

a) Chỉ người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh trai, em gái.

b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ, bàn, ghế, giường.

c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương, chân thành, gắn bó. 

Câu 2 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đặt câu nói về hoạt động của một người trong câu chuyện Ba con búp bê (Mai hoặc bố mẹ, anh). Cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

Trả lời:

Mai ao ước có một con búp bê (Ai thế nào)

Bố đã làm một con búp bê tặng Mai (Ai làm gì)

Anh trai rất yêu thương Mai. (Ai thế nào)

Góc sáng tạo trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Viết, vẽ về mái ấm gia đình

Góc sáng tạo trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Câu 1 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đánh số thứ tự, sắp xếp lại các câu dưới đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh

Góc sáng tạo trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

Góc sáng tạo trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Câu 2 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) thân thương của gia đình em. Gắn kèm ảnh hoặc tranh em vẽ ngôi nhà (căn hộ).

Trả lời:

Ngôi nhà nhỏ bé của gia đình em nằm núp sau những tán lá râm mát của cây sấu, cây bàng. Ngôi nhà một tầng giản đơn nhưng khá đầy đủ, tiện nghi. Nó hãnh diện khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời mát mẻ. Ngôi nhà lặng yên nằm đó, trải qua bao nắng mưa nhưng nó vẫn đẹp nguyên như ngày nào bởi mỗi thành viên trong gia đình em đều gìn giữ nó. Bên trái nhà, giàn hoa thiên lý xanh tốt tỏa hương thơm dìu dịu làm ngôi nhà có vẻ đẹp quyến rũ hơn. Những ô cửa sổ như những đôi mắt duyên dáng của căn nhà. Đó như cửa sổ tâm hồn, đón nhận ánh sáng, cơn gió mát mẻ vào từng căn phòng. Từ trong đó, em thường trông ra khu vườn xum xuê cây trái phía trước nhà. Ngày ngày, những chú chim đua nhau hót ríu rít tạo nên nhịp sống náo nhiệt, tươi vui cho ngôi nhà. Em thấy lòng nhẹ nhõm, khoan khoái mỗi khi ngắm nhìn cánh đồng lúa trải dài bát ngát đằng sau nhà. Ngôi nhà gắn bó với cả tuổi thơ em mà lúc nào em dâng lên niềm vui thích mỗi lúc đi đâu về. Căn nhà em có hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng ăn và một gian bếp. Khoảng trời riêng của hai chị em với góc học tập ngăn nắp, đó là khoảng không gian yên tĩnh giúp chúng em học hành tốt. Căn phòng khách được kê bộ bàn ghế, đây là nơi gia đình em thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Còn gian bếp lưu giữ những hình ảnh đẹp của bữa cơm gia đình sum họp. Ngôi nhà như chứng nhân, nó chứng kiến, giữ gìn và chở che cho mái ấm của em.

Góc sáng tạo trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Câu 3 trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Giới thiệu với các bạn ngôi nhà (căn hộ) của gia đình em qua tranh (ảnh)và bài viết.

Trả lời:

Giới thiệu với các bạn: Đây là bức trang tôi vẽ ngôi nhà của tôi.

Góc sáng tạo trang 57, 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Tự đánh giá trang 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 – Cánh diều

Câu hỏi trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Sau bài 4, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá theo bảng dưới đây:

Tự đánh giá trang 58 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 | Cánh diều

Trả lời:

Em đánh dấu những gì đã biết và đã làm được.

Tags: tiếng việt lớp 3
Previous Post

Tìm hiểu Bài 3 niềm vui của em-Tiếng Việt lớp 3-Cánh diều

Next Post

Đề thi giữa kì 1 toán 10 KNTT-Ma trận đặc tả và đề minh họa

Next Post

Đề thi giữa kì 1 toán 10 KNTT-Ma trận đặc tả và đề minh họa

THÔNG BÁO

THÔNG BÁO CHIA SẺ TÀI LIỆU FILE WORD

Website tuhoctoan.edu.vn thông báo chia sẻ toàn bộ DRIVE bộ tài liệu môn toán 8 và Toán 11 do ban biên tập biên soạn,tổng hợp. Nguồn tài liệu uy tín, đầy đủ, đa dạng về dạy thêm, dạy chính khóa, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, đề kiểm tra, giáo án Word, powerpoint.. Tài liệu 100% file word có lời giải chi tiết. Đặc biệt tài liệu cập nhập mới theo 3 bộ sgk mới hiện nay.

Xem chi tiết quyền lợi khi tham gia bộ tài liệu Tại đây

Thầy cô có nhu cầu tải tài liệu về xin vui lòng liên hệ Ban biên tập web, để cấp quyền tải tài liệu về. <\br>☎️/Zalo Mr. Dũng: 0985 029 569 zalo-icon

XEM THỬ

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

KIẾN THỨC PHỔ THÔNG

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

by Thảo Vy
15/11/2023
0

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật Chúng tôi giới thiệu đến...

Xem chi tiết

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 kết nối tri thức có bảng đặc tả kỹ thuật

Đề thi giữa kì 1 vật lí lớp 9 năm học 2023-2024

Ma trận giữa kì 1 Toán 11-chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận giữa kì 1 Toán 11-CÁNH DIỀU có bảng đặc tả kỹ thuật

Load More

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Bài tập lũy thừa bậc n của ma trận giải hệ phương trình đại số

by Thảo Vy
05/10/2021
0

Bài toán thực tế parabol có lời giải chi tiết-Toán 10 chương trình mới

by Thảo Vy
11/12/2022
0

Lời giải chi tiết đề thi tốt nghiệp môn toán 2022 file word 4 mã đề

by Thảo Vy
05/04/2023
0

Thẻ

bài tập chương 1 hình 12 bài tập chương 1 đại số 10 bài tập chương 4 đại số 10 bài tập hình 10- chương 2 bài tập nguyên hàm-tích phân-ứng dụng bài tập toán 6 bài tập toán 7 bài tập toán 8 bài tập toán 9 bài tập toán 10 bài tập toán 11 bài tập đại số tuyến tính chương 1 giải tích 12 chương 2 giải tích 12 chương 2 đại số 10 chương 3 toán 10 các chuyên đề toán 8 giáo án Powerpoint giải tích hàm lý thuyết các bài toán cực trị mô hình toán kinh tế sách giáo khoa số phức thể tích khối chóp tiếng anh lớp 4 tiếng anh lớp 7 tiếng việt lớp 1 tiếng việt lớp 3 toán 6-chương 1 tập hợp sớ tự nhiên toán lớp 1 toán lớp 5 trắc nghiệm mô đun 4 van lớp 2 xác suất thống kê ôn thi đại học đè thi giữa kì 1 toán 6 đè thi giữa kì 1 toán 7 đè thi giữa kì 1 toán 11 đại số tuyến tính đề thi giữa kì 1 toán 10 đề thi giữa kì 2 toán 10 đề thi giữa kì 2 toán 12 đề thi học kì 1 toán 10 đề thi học kì 1 toán 11 đề thi học kì 1 toán 12

GIỚI THIỆU

TỰ HỌC TOÁN

Tuhoctoan.edu.vn là một thư viện online chia sẻ tài liệu miễn phí nhiều lĩnh vực như: hướng dẫn học tập, giáo án bài giảng, đề thi đáp án, biểu mẫu, ...

TIN MỚI

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

15/11/2023

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

09/11/2023

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 kết nối tri thức có bảng đặc tả kỹ thuật

09/11/2023
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Newsletter Form (#3)


  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2022 GIa Khang

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
    • TIỂU HỌC
    • THCS
      • LỚP 6
      • LỚP 7
      • LỚP 8
      • LỚP 9
    • THPT
      • LỚP 10
      • LỚP 11
      • LỚP 12
    • LUYỆN THI ĐẠI HỌC
  • TIN GIÁO DỤC
  • KỸ NĂNG
  • KHO TƯ LIỆU
    • VĂN BẢN MỚI
    • VIDEO HỌC TẬP
    • GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
    • PHẦN MỀM TIN HỌC
    • TÀI LIỆU HỌC TẬP

© 2022 GIa Khang