• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
    • TIỂU HỌC
    • THCS
      • LỚP 6
      • LỚP 7
      • LỚP 8
      • LỚP 9
    • THPT
      • LỚP 10
      • LỚP 11
      • LỚP 12
    • LUYỆN THI ĐẠI HỌC
  • TIN GIÁO DỤC
  • KỸ NĂNG
  • KHO TƯ LIỆU
    • VĂN BẢN MỚI
    • VIDEO HỌC TẬP
    • GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
    • PHẦN MỀM TIN HỌC
    • TÀI LIỆU HỌC TẬP
No Result
View All Result
TỰ HỌC TOÁN
No Result
View All Result
Home KIẾN THỨC PHỔ THÔNG

Tìm hiểu bài 7 khối óc và bàn tay Tiếng việt 3 cánh diều

Tìm hiểu bài 9 sáng tạo nghệ thuật Tiếng việt 3-Cánh diều

by Thảo Vy
18/11/2022
in KIẾN THỨC PHỔ THÔNG, TIỂU HỌC
0
0
SHARES
18
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bài 7: Khối óc và bàn tay Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Ông Trạng giỏi tính toán lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 kết nối tri thức có bảng đặc tả kỹ thuật

Đề thi giữa kì 1 vật lí lớp 9 năm học 2023-2024

Nội dung chính Ông Trạng giỏi tính toán:

Ca ngợi sự thông minh của Lương Thế Vinh.

Chia sẻ

Câu 1 trang 80 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Hãy nói tên một số đồ vật trong góc học tập dưới đây:

Ông Trạng giỏi tính toán lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Trả lời:

Bàn, ghế, bút, thước, đèn học, sách, vở, máy tính…

Câu 2 trang 80 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Mỗi đồ vật trên có tác dụng gì?

M: Quyển sách cho em nhiều kiến thức.

Trả lời:

Bàn ghế để em ngồi học.

Vở để ghi chép bài

Bút để em luyện chữ

Máy tính có kết nối internet để em học trực tuyến.

Câu 3 trang 80 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Theo em, ai đã làm ra (sáng tạo ra) những đồ vật ấy?

Trả lời:

Theo em những nhà phát minh tài giỏi đã làm ra những đồ vật đó.

Văn bản: Ông Trạng giỏi tính toán

Ông Trạng giỏi tính toán lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Đọc hiểu

Câu 1 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh?

Trả lời:

Ông là một người học rộng và có nhiều sáng kiến trong đời sống.

Câu 2 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi ?

Trả lời:

Ông cho lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.

Câu 3 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1:Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bào nhiêu?

Trả lời:

Ông đo cuốn sách rồi tính ngay ra độ dày của mỗi trang sách.

Câu 4 trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đọc đoạn 4 và nêu những đóng góp của ông Lương Thế Vinh?

Trả lời:

– Quy tắc tính toán.

– Cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam.

– Bàn tính.

Luyện tập

Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Những từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau? Ghép đúng:

Ông Trạng giỏi tính toán lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Trả lời:

Ông Trạng giỏi tính toán lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm trong mỗi câu sau một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ

b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu?

Trả lời:

a) Xuống – lên

b) Mỏng – dày

Tự đọc sách báo trang 82 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà :

– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về hoạt động sáng tạo

– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sáng tạo

Trả lời:

Câu chuyện: Phát minh nho nhỏ

Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.

“Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ”. Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

– Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

– Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. – Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về ” thành quả nghiên cứu của mình”.

– Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

– Không tin anh hãy thử mà xem.

Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.

Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

– Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sáng tạo

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu “Thầy phù thủy ở Menlo Park”, ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức. Năm 1922, tờ “Times” ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.

Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách :

– Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).

– Cảm nghĩa của em

Trả lời: 

– Tên bài đọc: Phát minh nho nhỏ

– Sau khi đọc xong em thấy câu chuyện rất hay và thú vị. Giúp em hiểu thêm một hiện tượng trong cuộc sống.

Viết trang 82 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Ôn chữ viết hoa I, H

Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết tên riêng: Ông Ích Khiêm

Trả lời: 

– Học sinh luyện viết tên riêng: Ông Ích Khiêm

– Chú ý viết hoa các chữ cái Ô, I, K.

Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết câu:

Khi đói cùng chung một dạ

Khi rét cùng chung một lòng

Tục ngữ Mường

Trả lời: 

– Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu: Khi.

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.

Chiếc gương trang 83, 84 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Câu chuyện: Chiếc gương

Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm. Chị Ta-ni-a vừa ở nhà bạn về, vội chạy đến hỏi:

– Mẹ làm sao thế?

Bà thều thào:

– Đi gọi em và mời bác sĩ Pen-de lại đây ngay cho mẹ.

Chị Ta-ni-a vội đi tìm em ở ngoài ga. Nghe tin mẹ đau, Ê-đi-xơn chạy mời bác sĩ. May mắn, bác sĩ đang ở nhà. Ông đến ngay. Chị Ta-ni-a chạy tiếp đi tìm bố.

Bác sĩ Pen-de khám bệnh cho bà mẹ và biết là bà đau ruột thừa. Phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sau mổ được. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng, chưa biết tìm cách nào để kịp cứu người bệnh.

Trong khi đó, Ê-đi-xơn ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ đau quá, có lúc ngất đi.

– Thưa bác sĩ, không mổ ngay thì có làm sao không ạ?

Bác sĩ im lặng.

– Thế, sao bác sĩ không mổ ngay đi!

– Không được cháu ạ. Đèn dầu tù mù thế này thì mổ làm sao được!

– Thắp tất cả đèn dầu lên có được không ạ?

– Không được, mổ như thế thì nguy hiểm lắm. Có đủ ánh sáng, chắc chắn bác mổ được ngay.

Thất vọng, Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Ánh đèn chiếu trông có vẻ sáng trong hơn. Một tia sáng lóe lên trong đầu óc cậu bé:

– Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng hơn nhiều.

Nghĩ sao làm vậy, Ê-đi-xơn chạy ngay đến hiệu tạp hóa, vác tấm gương lớn về. Một lát, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp lên và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng mẹ. Bác sĩ đang ngồi đó, lo lắng. Cậu nói, giọng đầy tự hào:

– Thưa bác sĩ! Đã có đủ ánh sáng rồi đấy. Mời bác sĩ sang xem!

Bác sĩ sang phòng bên xem. Mừng quá, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

– Cháu làm thế nào mà được như vậy đấy, hỡi cậu bé thông minh! Bây giờ thì bác sẽ bắt đầu!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn đã cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

Hồi đó, Ê-đi-xơn đang học Tiểu học. Lớn lên, Ê-đi-xơn vừa đi làm thuê vừa đọc sách và tìm tòi thí nghiệm. Nhờ lòng quyết tâm học tập, về sau, ông trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, đã phát minh ra đèn điện, tàu điện, máy chiếu bóng, máy ghi âm, v.v… mà hiện nay loài người đang dùng.

(Theo sách Ê-đi-xơn)

Câu 1 trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện:

Chiếc gương trang 83, 84 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm. Chị Ta-ni-a vừa ở nhà bạn về, vội chạy đến hỏi:

– Mẹ làm sao thế?

Bà thều thào:

– Đi gọi em và mời bác sĩ Pen-de lại đây ngay cho mẹ.

Chị Ta-ni-a vội đi tìm em ở ngoài ga. Nghe tin mẹ đau, Ê-đi-xơn chạy mời bác sĩ. May mắn, bác sĩ đang ở nhà. Ông đến ngay. Chị Tania chạy tiếp đi tìm bố.

Bác sĩ Pen-de khám bệnh cho bà mẹ và biết là bà đau ruột thừa. Phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sau mổ được. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng, chưa biết tìm cách nào để kịp cứu người bệnh.

Trong khi đó, Ê-đi-xơn ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ đau quá, có lúc ngất đi.

– Thưa bác sĩ, không mổ ngay thì có làm sao không ạ?

Bác sĩ im lặng.

– Thế, sao bác sĩ không mổ ngay đi!

– Không được cháu ạ. Đèn dầu tù mù thế này thì mổ làm sao được!

– Thắp tất cả đèn dầu lên có được không ạ?

– Không được, mổ như thế thì nguy hiểm lắm. Có đủ ánh sáng, chắc chắn bác mổ được ngay.

Thất vọng, Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Ánh đèn chiếu trông có vẻ sáng trong hơn. Một tia sáng lóe lên trong đầu óc cậu bé:

– Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng hơn nhiều.

Nghĩ sao làm vậy, Ê-đi-xơn chạy ngay đến hiệu tạp hóa, vác tấm gương lớn về. Một lát, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp lên và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng mẹ. Bác sĩ đang ngồi đó, lo lắng. Cậu nói, giọng đầy tự hào:

– Thưa bác sĩ! Đã có đủ ánh sáng rồi đấy. Mời bác sĩ sang xem!

Bác sĩ sang phòng bên xem. Mừng quá, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

– Cháu làm thế nào mà được như vậy đấy, hỡi cậu bé thông minh! Bây giờ thì bác sẽ bắt đầu!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn đã cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

Hồi đó, Ê-đi-xơn đang học Tiểu học. Lớn lên, Ê-đi-xơn vừa đi làm thuê vừa đọc sách và tìm tòi thí nghiệm. Nhờ lòng quyết tâm học tập, về sau, ông trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, đã phát minh ra đèn điện, tàu điện, máy chiếu bóng, máy ghi âm, v.v… mà hiện nay loài người đang dùng.

Câu 2 trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Trao đổi: Nói một ý tưởng sáng tạo của em

Chiếc gương trang 83, 84 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Trả lời:

– Em sáng tạo ra một chiếc hộp dựng bút kết hợp thước kẻ, thùng phân loại rác.

Cái cầu lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Nội dung chính Cái cầu:

Bạn nhỏ thể hiện sự trân trọng với thành quả lao động xây dựng chiếc cầu của cha.

Văn bản: Cái cầu

 Cái cầu lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Đọc hiểu

Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Người cha trong bài thơ làm nghề gì?

Trả lời:

Người cha trong bài là một kĩ sư làm cầu đường.

Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Bức ảnh cha gửi đã gợi cho bạn nhỏ nghĩ đến những chiếc cầu nào?

Trả lời:

Bức ảnh cha gửi đã gợi cho bạn nhỏ nghĩ đến những chiếc cầu:

– Cầu tơ nhỏ

– Cầu ngọn gió

– Cầu lá tre

Câu 3 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Những câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất yêu chiếc cầu cha làm?

Trả lời:

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê

…

Yêu hơn, cả cái cầy ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa

Câu 4 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về cha?

Trả lời:

Con cứ gọi: cái cầu của cha.

Luyện tập 

Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Xếp các từ dưới đây thành các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.

Cái cầu lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Trả lời:

a) Sâu – nông

b) Lâu – mau

c) Nhỏ – to

d) Xa – gần

Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đặt câu với một từ ở bài tập trên

Trả lời:

Cái hồ này sâu quá!

Nhà em xa trường nên sáng nào em cũng phải đi học sớm.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi ti

Viết trang 85, 86 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Tả đồ vật

Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Nói với bạn về một đồ dùng trong nhà (hoặc đồ dùng học tập)

Viết trang 85, 86 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Trả lời:

Một đồ dùng vô cùng hữu ích trong nhà mình đó là chiếc quạt điện. Nó có màu xanh, cao khoảng tầm 70 cm và tạo ra gió làm dịu mát những ngày hè nóng nực. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Câu 2 trang 86 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn về một đồ dùng trong nhà (hoặc đồ dùng học tập)

Trả lời: 

Quạt là vật dụng vô cùng gần gũi và hữu ích với chúng ta. Chiếc quạt đã góp phần tạo ra gió mát để giúp con người làm dịu đi cái nóng của mùa hè oi ả. Từ xưa con người đã dùng quạt giấy, quạt nan. Xã hội phát triển, con người đã tạo ra quạt điện hiện đại hơn. Chiếc quạt có lồng hình tròn, bên trong là cánh quạt bằng nhựa, sau nó là chiếc động cơ điện. Trên thân quạt có một nút vặn để điều chỉnh tốc độ gió và hướng quay của quạt. Chiếc quạt rất hữu ích, nó đã trở thành đồ vật không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Người trí thức yêu nước lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Nội dung chính Người trí thức yêu nước:

Ca ngợi tài năng và tấm lòng tận tụy cống hiện của bác sĩ Đặng Văn Ngữ.

Văn bản: Người trí thức yêu nước

Người trí thức yêu nước lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Đọc hiểu

Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?

Trả lời: 

Ông vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An rồi từ Nghệ An mang kên chiến khu Việt Bắc.

Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

Trả lời:

Vali nấm đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.

Câu 3 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì ?

Trả lời:

Điều đó đã nói lên tấm lòng tận tụy, không ngại nguy hiểm gian nan trong con đường chữa bệnh của ông.

Câu 4 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

Trả lời:

Bác sĩ đã chế ra “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh và thuộc chống sốt rét cho đồng bào và chiến sĩ.

Luyện tập 

Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau :

a) Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản .

b) Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.

c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.

Trả lời:

a) Năm 1943

b) Năm 1967

c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu

Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm thêm các từ ngữ:

a) Chỉ nghề nghiệp: Bác sĩ,…

b) Chỉ hoạt động nghề nghiệp: Nghiên cứu,….

Trả lời:

a) Chỉ nghề nghiệp: Bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, bộ đội, y tá, giáo viên, thủy thủ, thợ may…

b) Chỉ hoạt động nghề nghiệp: Nghiên cứu, chế tạo, dạy học, bảo vệ đất nước, lái tàu, may quần áo…

Viết trang 87, 88 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Chính tả

Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Nhớ – viết : Cái cầu (2 khổ thơ cuối)

Trả lời:

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió

Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu hơn, cả cái cầy ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa

Mẹ bảo: Câu Hàm Rồng sông Mã

Con cứ gọi: cái cầu của cha.

Phạm Tiến Duật

Học sinh học thuộc bài thơ và nhớ viết chính xác.

Chú ý từ ngữ dễ viết sai: chum nước, ngọn gió, qua ngòi, đãi đỗ, Hàm Rồng, sông Mã.

Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chọn vần phù hợp vào ô trống:

  1. a) Vần uêu hoặc êu ?
Tiếng k..Ng… ngoàoM… máoTh… thào
  1. b) Vần uyu hoặc iu ?
Kh.. tayNgượng ngh…Ngã kh…Khúc kh…

Trả lời:

  1. a) Vần uêu hoặc êu ?
Tiếng kêuNguều ngoàoMếu máoThều thào
  1. b) Vần uyu hoặc iu ?
Khuỷu tayNgượng nghịuNgã khuỵuKhúc khuỷu

Câu 3 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

  1. a) Chữ r, d hoặc gi ?

Mùa hạ đến là ..ài

Tiếng ve kêu sốt ..uột

Mùa đông …ồi mùa xuân

Sợi mưa phùn …ăng suốt

…iêng mùa thu đẹp thế

Lại ngắn ngủi làm sao

Đến và đi đều khẽ

Như là trong chiêm bao

Nguyễn Hoàng Sơn

  1. b) Dấu hỏi hay dấu ngã ?

Suốt đời tôi chi mơ

Được làm cho các em

Nhưng bài thơ nho nho

Như những hòn bi xanh, đo các em chơi

Như những quả quýt, quả cam

Các em tay bóc vo, miệng cười,….

Phạm Hổ

Trả lời: 

  1. a) Chữ r, d hoặc gi ?

Mùa hạ đến là dài

Tiếng ve kêu sốt ruột

Mùa đông rồi mùa xuân

Sợi mưa phùn giăng suốt

Riêng mùa thu đẹp thế

Lại ngắn ngủi làm sao

Đến và đi đều khẽ

Như là trong chiêm bao

  1. b) Dấu hỏi hay dấu ngã ?

Suốt đời tôi chỉ mơ

Được làm cho các em

Những bài thơ nho nhỏ

Như những hòn bi xanh, đỏ các em chơi

Như những quả quýt, quả cam

Các em tay bóc vỏ, miệng cười,….

Em đọc sách báo trang 88, 89 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Câu 1 trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về hoạt động sáng tạo mà em đã đọc ở nhà.

Trả lời:

Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.

Sáng tạo đó được xuất phát từ việc nhiều lần được cùng ba mẹ đến những xưởng chế biến điều ở địa phương, Đức thấy người lao động rất vất vả khi phải phơi và thu gom hạt điều một cách thủ công trên diện tích sân phơi khá rộng lớn. Từ đó, Đức đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc nông sản bán tự động để hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến điều giải quyết bài toán nhân công và năng suất lao động trong thu gom nông sản chỉ với 1 lao động bằng cách sử dụng chiếc máy thu gom này”. Mô hình sáng tạo này của Đức đã được Ban Giám khảo Cuộc thi đành giá là có tính ứng dụng cao và rất phù hợp với điều kiện ở Bình Phước, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể sức lao động cũng như nhân công trong việc thu gom nông sản. Sản phẩm của Đức được Sở KH&CN lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc thi toàn quốc.

Câu 2 trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn)

Trả lời:

Câu chuyện ca ngợi Đặng Minh Đức đã có sự sáng tạo rất bổ ích trong cuộc sống.

Qua câu chuyện em thấy cần quan sát cuộc sống và suy nghĩ sáng tạo để khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

Từ cậu bé làm thuê lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Nội dung chính Từ cậu bé làm thuê:

Bài viết nói về tiểu sử của ông Nguyễn Sơn Hà – người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam

Văn bản: Từ cậu bé làm thuê

Từ cậu bé làm thuê lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Đọc hiểu

Câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam?

Trả lời

Ngành sơn.

Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước ?

Trả lời

Vì chất lượng rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt.

Câu 3 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn , tạo ra những sản phẩm gì phục vụ kháng chiến ?

Trả lời

Ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa…

Câu 4 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì ?

Trả lời:

Điều đó thể hiện sự biết ơn, tôn trọng và tưởng nhớ tới những đóng góp của ông với đất nước.

Luyện tập 

Câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm từ ngữ chỉ địa điểm trong các câu sau :

a) Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng

b) Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa…

c) Ngày nay, ở Hải Phòng có đường phố mang tên ông

Trả lời:

a) Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng

b) Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa…

c) Ngày nay, ở Hải Phòng có đường phố mang tên ông

Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Dựa theo nội dung các câu a, b ở bài tập trên, viết tiếp vào vở câu có sử dụng hai chấm để báo hiệu bộ phận liệt kê:

a) Ông đã làm được những việc mà trước giờ chưa ai thành công…

b) Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ kháng chiến…

Trả lời:

a) Ông đã làm được những việc mà trước giờ chưa ai thành công. Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn: Tắc Kè ở Hải Phòng

b) Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ kháng chiến. Ông sản xuất: vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa…

Góc sáng tạo trang 92, 93 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Ý tưởng của em

Câu 1 trang 92 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết đoạn văn tả một đồ vật (đồ chơi, máy móc, trang phục,…) thể hiện một ý tưởng sáng tạo của em. Gắn kèm tranh thể hiện ý tưởng đó

Trả lời:

Tôi đã thiết kế chiếc thùng đựng rác có ngăn kéo để phân loại rác. Tôi đã chia làm hai ngăn là rác hữu cơ và vô cơ. Để phân biệt chúng tôi tô màu xanh và vàng khác nhau. Bên cạnh đó tôi còn vẽ mặt cho chiếc thùng thêm phần đáng yêu. Tôi mong rằng có chiếc thùng rác này, rác sẽ được phân loại để giúp bảo vệ môi trường và các bác lao công đỡ vất vả.

Góc sáng tạo trang 92, 93 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Câu 2 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Giới thiệu và bình chọn những sản phẩm có sáng tạo

Trả lời:

Học sinh giới thiệu và bình chọn sản phẩm sáng tạo.

Tự đánh giá trang 93 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Câu hỏi trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Sau bài 7, em đã biết thêm những gì? Đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá theo bảng dưới đây:

Tự đánh giá trang 93 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều

Trả lời:

Học sinh đánh giá những việc đã biết và đã làm được.

Tags: tiếng việt lớp 3
Previous Post

Tìm hiều bài 6 yêu thương chia sẻ Tiếng việt 3-Cánh diều

Next Post

Tìm hiểu bài 8 Rèn luyện thân thể Tiếng Việt lớp 3-cánh diều

Next Post

Tìm hiểu bài 8 Rèn luyện thân thể Tiếng Việt lớp 3-cánh diều

THÔNG BÁO

THÔNG BÁO CHIA SẺ TÀI LIỆU FILE WORD

Website tuhoctoan.edu.vn thông báo chia sẻ toàn bộ DRIVE bộ tài liệu môn toán 8 và Toán 11 do ban biên tập biên soạn,tổng hợp. Nguồn tài liệu uy tín, đầy đủ, đa dạng về dạy thêm, dạy chính khóa, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, đề kiểm tra, giáo án Word, powerpoint.. Tài liệu 100% file word có lời giải chi tiết. Đặc biệt tài liệu cập nhập mới theo 3 bộ sgk mới hiện nay.

Xem chi tiết quyền lợi khi tham gia bộ tài liệu Tại đây

Thầy cô có nhu cầu tải tài liệu về xin vui lòng liên hệ Ban biên tập web, để cấp quyền tải tài liệu về. <\br>☎️/Zalo Mr. Dũng: 0985 029 569 zalo-icon

XEM THỬ

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

KIẾN THỨC PHỔ THÔNG

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

by Thảo Vy
15/11/2023
0

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật Chúng tôi giới thiệu đến...

Xem chi tiết

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 kết nối tri thức có bảng đặc tả kỹ thuật

Đề thi giữa kì 1 vật lí lớp 9 năm học 2023-2024

Ma trận giữa kì 1 Toán 11-chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

Ma trận giữa kì 1 Toán 11-CÁNH DIỀU có bảng đặc tả kỹ thuật

Load More

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Bài tập lũy thừa bậc n của ma trận giải hệ phương trình đại số

by Thảo Vy
05/10/2021
0

Bài toán thực tế parabol có lời giải chi tiết-Toán 10 chương trình mới

by Thảo Vy
11/12/2022
0

Lời giải chi tiết đề thi tốt nghiệp môn toán 2022 file word 4 mã đề

by Thảo Vy
05/04/2023
0

Thẻ

bài tập chương 1 hình 12 bài tập chương 1 đại số 10 bài tập chương 4 đại số 10 bài tập hình 10- chương 2 bài tập nguyên hàm-tích phân-ứng dụng bài tập toán 6 bài tập toán 7 bài tập toán 8 bài tập toán 9 bài tập toán 10 bài tập toán 11 bài tập đại số tuyến tính chương 1 giải tích 12 chương 2 giải tích 12 chương 2 đại số 10 chương 3 toán 10 các chuyên đề toán 8 giáo án Powerpoint giải tích hàm hình 12 lý thuyết các bài toán cực trị mô hình toán kinh tế sách giáo khoa số phức thể tích khối chóp tiếng anh lớp 4 tiếng anh lớp 7 tiếng việt lớp 1 tiếng việt lớp 3 toán 6-chương 1 tập hợp sớ tự nhiên toán lớp 1 toán lớp 5 trắc nghiệm mô đun 4 van lớp 2 ôn thi đại học đè thi giữa kì 1 toán 6 đè thi giữa kì 1 toán 7 đè thi giữa kì 1 toán 11 đại số tuyến tính đề thi giữa kì 1 toán 10 đề thi giữa kì 2 toán 10 đề thi giữa kì 2 toán 12 đề thi học kì 1 toán 10 đề thi học kì 1 toán 11 đề thi học kì 1 toán 12

GIỚI THIỆU

TỰ HỌC TOÁN

Tuhoctoan.edu.vn là một thư viện online chia sẻ tài liệu miễn phí nhiều lĩnh vực như: hướng dẫn học tập, giáo án bài giảng, đề thi đáp án, biểu mẫu, ...

TIN MỚI

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 Cánh diều có bảng đặc tả kỹ thuật

15/11/2023

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 chân trời sáng tạo có bảng đặc tả kỹ thuật

09/11/2023

Ma trận cuối kì 1 Toán 11 kết nối tri thức có bảng đặc tả kỹ thuật

09/11/2023
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN
Newsletter Form (#3)


  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

© 2022 GIa Khang

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
    • TIỂU HỌC
    • THCS
      • LỚP 6
      • LỚP 7
      • LỚP 8
      • LỚP 9
    • THPT
      • LỚP 10
      • LỚP 11
      • LỚP 12
    • LUYỆN THI ĐẠI HỌC
  • TIN GIÁO DỤC
  • KỸ NĂNG
  • KHO TƯ LIỆU
    • VĂN BẢN MỚI
    • VIDEO HỌC TẬP
    • GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
    • PHẦN MỀM TIN HỌC
    • TÀI LIỆU HỌC TẬP

© 2022 GIa Khang